Hội Quán 24h
>> Đăng nhập : Bạn đã có tài khoản ở forum click vào để gõ ID và password.
>> Đăng ký : Bạn chưa có tài khoản ở forum, đăng ký 1 tài khoản để tham gia thảo luận.
===========================================
Khách viếng thăm vẫn có thể xem gần như toàn bộ nội dung được chia sẻ.
Nếu là người mới đến hoàn toàn thì vui lòng ghé qua khu "Nội quy - Hướng dẫn sử dụng diễn đàn" trước để nắm những cái cơ bản.
Chúc các bạn vui vẻ.
Hội Quán 24h
>> Đăng nhập : Bạn đã có tài khoản ở forum click vào để gõ ID và password.
>> Đăng ký : Bạn chưa có tài khoản ở forum, đăng ký 1 tài khoản để tham gia thảo luận.
===========================================
Khách viếng thăm vẫn có thể xem gần như toàn bộ nội dung được chia sẻ.
Nếu là người mới đến hoàn toàn thì vui lòng ghé qua khu "Nội quy - Hướng dẫn sử dụng diễn đàn" trước để nắm những cái cơ bản.
Chúc các bạn vui vẻ.
Hội Quán 24h
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Hội Quán 24h


 
Trang ChínhTrang Chính  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Admin 1 (1025)
HÀN PHONG (644)
qtuan2902 (616)
Yến trinh Nhok li (608)
dinhdomesco0310 (524)
pe.heo (318)
Admin (160)
Thiên Thanh (155)
BaBy Monkey (153)
Nắng xuân (145)
888...ai có rảnh thì vào đây 8 nhé lượt xem888...ai có rảnh thì vào đây 8 nhé - 6736 Xem
Chuyên mục đăng ký bài hát lượt xemChuyên mục đăng ký bài hát - 6557 Xem
Tình yêu và nỗi nhớ lượt xemTình yêu và nỗi nhớ - 6271 Xem
Cùng đối thơ chữ " chờ " nha bà con lượt xemCùng đối thơ chữ " chờ " nha bà con - 5991 Xem
Thơ hoài niệm lượt xemThơ hoài niệm - 5872 Xem
Riêng một góc trời lượt xemRiêng một góc trời - 5327 Xem
Thi đấu đối thơ nào lượt xemThi đấu đối thơ nào - 5238 Xem
Trò chơi hát nối nè :D lượt xemTrò chơi hát nối nè :D - 4540 Xem
Bâng quơ.... lượt xemBâng quơ.... - 4473 Xem
Mới đến chung nhà zoi mọi người nek!hjhj lượt xemMới đến chung nhà zoi mọi người nek!hjhj - 3609 Xem
qtuan2902 nhắn vớiChỉ còn là kỷ niệm
gửi vào lúc Mon Jan 28, 2019 9:44 pm ...
:Chân thành chúc các bạn được thành công và hạnh phúc trên con đường đi của mỗi người.

Chào nhé ! Những người bạn của tôi..

Tèn tén ten Tự Hào Quê Hương Thổ Tang...Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Sun Jun 10, 2012 10:34 am
Biết thậm ái là bi, thậm si là thống, cực luyến là tổn thương, nhưng tuyệt không hối hận
Tèn tén ten Tự Hào Quê Hương Thổ Tang... Bgavatar_01Tèn tén ten Tự Hào Quê Hương Thổ Tang... Bgavatar_02_newsTèn tén ten Tự Hào Quê Hương Thổ Tang... Bgavatar_03
Tèn tén ten Tự Hào Quê Hương Thổ Tang... Bgavatar_04_newHÀN PHONGTèn tén ten Tự Hào Quê Hương Thổ Tang... Bgavatar_06_newsTèn tén ten Tự Hào Quê Hương Thổ Tang... Bgavatar_06
Tèn tén ten Tự Hào Quê Hương Thổ Tang... Bgavatar_07Tèn tén ten Tự Hào Quê Hương Thổ Tang... Bgavatar_08_newsTèn tén ten Tự Hào Quê Hương Thổ Tang... Bgavatar_09
HÀN PHONG[Thành viên] - HÀN PHONGĐại tướng
Đại tướng
Quà Tặng Huy Chương : Tèn tén ten Tự Hào Quê Hương Thổ Tang... WwwTT
Trái tim pha lê...

Tâm trạng : lonely
Giới tính : Nam Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 644
Sinh nhật Sinh nhật : 19/05/1989
Xu : 46680
Số lần được cám ơn Số lần được cám ơn : 13
Ngày Tham Gia Ngày Tham Gia : 20/09/2011
Tuổi : 34
Nick yahoo : mr.ensi
Châm Ngôn Sống Châm Ngôn Sống : Biết thậm ái là bi, thậm si là thống, cực luyến là tổn thương, nhưng tuyệt không hối hận
Tèn tén ten Tự Hào Quê Hương Thổ Tang... Vide

Bài gửiTiêu đề: Tèn tén ten Tự Hào Quê Hương Thổ Tang...

Tiêu đề: Tèn tén ten Tự Hào Quê Hương Thổ Tang...

Mời các bạn nghe bài hát về người con anh hùng của Thị Trấn Thổ Tang...hí hí gần ngay nhà mình...
[You must be registered and logged in to see this link.]


Giới thiệu về thị trấn Thổ Tang - Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc

1* Hành chính
Phía bắc tiếp giáp xã Tân Tiến; phía đông bắc giáp xã Đại Đồng; phía nam giáp xã Thượng Trưng; phía tây giáp xã Lũng Hòa; phía tây nam giáp xã Tân Cương; phía đông giáp xã Vĩnh Sơn.

2*Diện tích, dân sốDiện tích: 526,79 ha
Dân số: 14.049 người (tính đến năm 2006)

3*Quá trình hình thành:Thổ Tang là đất cổ xưa của vùng trung du miền Bắc Việt Nam, có lịch sử lâu đời trong quá trình hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam. Những hiện vật như bôn, đục, mảnh gốm ... tìm thấy trong những cuộc khai quật khảo cổ học ở di chỉ Đồng Đậu, xã Minh Tân, huyện Yên Lạc (cách Thổ Tang 8 km), di chỉ Lũng Hòa (cách 2 km), đặc biệt là di chỉ Ma Cả nằm trên địa bàn Thổ Tang khai quật năm 1978 đã khẳng định Thổ Tang cũng là một trong những điểm cư trú làm ăn sinh sống của các cư dân người Việt cổ, cách chúng ta ngày nay khoảng trên dưới 3.500 năm, vào nửa đầu thiên niên kỷ thứ hai trước công nguyên, thuộc thời kỳ vành đai văn hóa Phùng Nguyên.
Cùng với những biến cố của lịch sử, xã Thổ Tang cũng có những thay đổi về địa vực hành chính và tên gọi khác nhau. Trong thời phong kiến tự chủ, Thổ Tang còn có tên gọi là Địa Tang, Làng Giang hay Kẻ Giang. Địa Tang vốn thuộc đất Phong Châu thừa hóa quận, dưới triều đại nhà Trần nằm trong châu Tam Đới, lộ Đông Đô, đến triều đại nhà Lê thuộc phủ Tam Đái, chấn Sơn Tây, đến nhà Nguyễn, năm Minh Mệnh thứ 2 1821) Thổ Tang thuộc về phủ Tam Đa, sang năm thứ 3 (1822) thuộc phủ Vĩnh Tường, tỉnh Sơn Tây. Sau khi thực dân Pháp hoàn thành xâm lược Việt Nam, để thuận tiện cho việc cai trị của chúng, ngày 29 tháng 12 năm 1899 toàn quyền Đông Dương quyết địng thành lập tỉnh Vĩnh Yên, lúc này phủ Vĩnh Tường là một đơn vị độc lập, có 8 tổng, với 78 làng. Thổ Tang nằm trong tổng Lương Điền gồm các làng: Thổ Tang, Phương Viên, Đông Viên, Lạc Trung, Lương Điền, Lương TRù, Phong Doanh, Sơn Tang, Vân Ổ, Xuân Húc. Lỵ sở phủ Vĩnh Tường trước kia đặt ở Văn Trưng (tổng kiên cường), năm 1831 dời đến địa phận 3 làng Bồ Điền, Huy Ngạc và Yên Nhiên (tổng Thượng Trưng), đến năm 1914 phủ lỵ dời đến Thổ Tang (tổng Lương Điền), địa điểm là khu Ủy ban Nhân dân xã ngày nay.

Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, thực hiện chủ trương của Quốc hội và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, các tỉnh đều xóa bỏ cấp tổng, đồng thời các làng, xã nhỏ cho hợp nhất thành xã lớn hơn và bỏ tên phủ gọi chung là huyện. Do đó, đầu năm 1946 hai làng Sơn Tang và Phương Viên hợp nhất thành xã Đức Thắng, còn làng Thổ Tang được lập thành xã Thổ Tang được hợp nhất thành xã Thái Học. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc, năm 1955 xã Thái Học gồm hai làng Thổ Tang và Phương Viên. Đến đầu năm 1965 xã Thái Học được đổi thành xã Thổ Tang (Thổ Tang là tên gọi của một làng lớn nên được lấy làm tên gọi chung của xã). Tên xã Thổ Tang được tồn tại giữ nguyên cho đến ngày nay.

Tháng 10 năm 1977, theo Quyết định của Hội đồng Chính phủ, huyện Vĩnh Tường và huyện Yên Lạc hợp nhất thành huyện Vĩnh Lạc, Từ đây xã Thổ Tang thuộc huyện Vĩnh Lạc, tỉnh Vĩnh Phú. Đến tháng 10-1995 theo Nghị định của Chính phủ, huyện Vĩnh Lạc được chia tách trở lại thành hai huyện như xưa, từ đây xã Thổ Tang là một trong 29 xã, thị trấn huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phú (nay là tỉnh Vĩnh Phúc).

Quá trình hình thành nên một xã Thổ Tang sầm uất như ngày nay, được bắt đầu từ “Giai đoạn Ma Cả”, những người đến khai hoang làm ăn sinh sống đầu tiên ở ven bờ sông Phan, trải qua nhiều năm phát triển họ đã sử dụng các công cụ thô sơ đồ đá để phục vụ lao động sản xuất, duy trì cuộc sống hàng ngày. Về sau dần dần họ thiên di định canh định cư ở xóm Cả (khu Đông ngày nay). Đến thế kỷ thứ X, đất nước diễn ra nạn cát cứ của mười hai sứ quân (965 – 967), các thế lực phong kiến địa phương mỗi người cát cứ một nơi. Để củng cố và phát triển thế lực, thủ lĩnh Nguyễn Khoan, lúc bấy giờ hùng cứ suốt một dải từ Bạch Hạc qua Thổ Tang đến huyện Yên Lạc, đã lệnh cho một số làng thuộc khu vực mình cai quản phải di chuyển đến nơi khác, do đó cư dân Thổ Tang lúc đó phải di chuyển ra cánh đồng Ma Trám lập thành làng mới. Tại đây dân làng đã dựng lên ngôi đình đầu tiên, nay nơi đó chỉ còn lại dấu tích gọi là bãi Nền Đình. Sau khi Đinh Bộ Lĩnh dẹp xong loạn cát cứ, lập nên triều đình Đinh thống nhất, các làng thiên di trước được lệnh trở về chỗ cũ, do đó dân cư sống ở cánh đồng Ma Trám đã quay trở lại xóm Cả (khu Đông). Từ xóm Cả, làng Thổ Tang tiếp tục phát triển mở rộng ra khu Đông, khu Bắc, khu Nam và Phương Viên ngày nay.
phồn thịnh của xã Thổ Tang. Khu Bắc ra đời trong điều kiện kinh tế công thương trao đổi hàng hóa giữa các vùng đã khá phát triển. Do đó, các hoạt động công thương buôn bán lớn và nghề thủ công tằm tơ canh cửu ở Thổ Tang được mở ra và phát triển mạnh mẽ theo hướng Bắc, nên khu Bắc đã sơm trở thành một khu dân cư trù mật, sầm uất nhất. Vì vậy, ở đây còn được người dân gọi là phố Thổ Tang. Phố Thổ Tang đất chật, người đông, nhà cửa san sát, đường ngõ hầu hết được xây lát bằng gạch. Lúc mới hình thành, phố chỉ có 4, 5 hàng quán, hiệu tạp hóa, bán hàng tơ lụa, hiệu may ... Từ năm 1914 khi trụ sở Phủ lỵ Vĩnh Tường đóng ở đây, khu Bắc càng trở nên đông đúc, nhộn nhịp hơn, trở thành trung tâm kinh tế - chính trị của cả một vùng rộng gồm cả toàn phủ Vĩnh Tường và huyện Bạch Hạc xưa kia.

Trong khi khu Bắc hình thành chủ yếu do nhu cầu phát triển công thương thì khu Nam và Phương Viên lại phát triển chủ yếu theo hướng sản xuất nông nghiệp. Hai khu này ra đời vào khoảng cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII, ngày nay những nơi này vừa phát triển kinh tế công thương buôn bán vừa phát triển kinh tế nông nghiệp trồng trọt và chăn nuôi kết hợp.

Khu Đông được hình thành gồm các xóm: xóm Cả, xóm Ụp, xóm Đông, xóm Lá, xóm Hoa Sen, xóm Cổng Ải. Khu Bắc còn gọi là Tứ Xóm, do 4 xóm nhỏ hợp thành là xóm Tự, xóm Hóc, xóm Ngói, xóm Trà. Khu Nam còn gọi là xóm Mới hay Tam Lâm, do 3 xóm nhỏ hợp thành là xóm Lâm Trung, Lâm Thị và Lâm Miếu. Cách đây khoảng hơn hai thế kỷ, khu Nam còn là một nơi rừng rậm, có nhiều thú dữ, một bộ phận cư dân khu Bắc đã đến sinh sống tiến hành khai khẩn, chinh phục thiên nhiên, từng bước biến đồng hoang cây cỏ thành những cánh đồng màu mỡ tươi tốt như ngày nay. Thôn Phương Viên cũng ra đời cùng thời gian mở đất khu Nam. Buổi đầu tiến hành khai phá đất Phương Viên chỉ có 7 suất đinh, sau đó đất đai ở đây trở thành đất đai của một số gia tộc lớn trong làng, ngày nay Phương Viên đang phát triển nhanh chóng, trở thành khu giàu có, sầm uất của Thổ Tang.

Lịch sử hình thành làng xã Thổ Tang đã gắn liền với những biến động thăng trầm của đất nước. Từ cuối thế kỷ XIX, khi thực dân Pháp hoàn thành đóng chiếm nước ta, chúng đã nhanh chóng tìm cách khai thác, vơ vét bóc lột sức người, sức của của ta phục vụ cho chính quốc. Trong tình cảnh chung đó, đời sống xã hội của nhân dân Thổ Tang trước cách mạng tháng Tám vô cùng đen tối, kinh tế bị kìm hãm, người dân bị bóc lột nặng nề làm cho cuộc sống trở nên cùng cực, điêu đứng.

Về kinh tế, với địa hình và giao thông thuận lợi, đất đai cơ bản bằng phẳng màu mỡ, chủ yếu thuộc hệ phù sa cổ sông Hồng, rất thích hợp cho việc trồng lúa nước và các loại cây công nghiệp ngắn ngày khác. Vì vậy, về sau mặc dù có sự khởi sắc của kinh tế công thương, sản xuất nông nghiệp vẫn là nền tảng đặc trưng của làng xã Thổ Tang. Trước cách mạng tháng Tám, nền kinh tế nông nghiệp Thổ Tang rất lạc hậu và kém phát triển, ngoài một số vùng đất chiêm trũng như Đầm Biên, Đồng Phú Sâu, Vạc Dầu, Đầm Quát và một vài nơi khác đất đai khó làm không bị chiếm đoạt, còn lại những nơi đất đai có chút màu mỡ đều bị bọn địa chủ, phú nông người Việt dựa vào thực dân Pháp tìm mọi cách chiếm đoạt. Dưới những hình thức cho vay nặng lãi, phát canh thu tô, người nông dân phải cầm cố ruộng đất, khi không trả được buộc phải bán đứt cho chúng, từ đó trở thành tá điền ngay trên mảnh ruộng của mình. Toàn xã Thổ Tang vào thời điểm cao nhất có 900 suất đinh, 900 mẫu bắc bộ, bình quân diện tích đất nông nghiệp trên đầu người đạt 2,5 sào, giai cấp địa chủ cường hào chiếm gần 10% dân số nhưng chiếm trên 60% diện tích đất canh tác, trong đó hầu hết là loại ruộng thượng đẳng điền, còn lại 90% nông dân chiếm 40% diện tích đất canh tác hạ đẳng điền. Bên cạnh hình thức bóc lột trên, chúng còn thi hành chế độ thuế khóa vô cùng nặng nề và hết sức vô lý, đó là thuế đinh, thuế điền, thuế chợ và nhiều thứ thuế khác. Đến khi phát xít Nhật chiếm đóng nước ta, cuộc sống của người dân càng trở nên cơ cực hơn bởi chính sách áp bức bóc lột tàn bạo của chúng, người dân phải đóng thóc hương lẫm theo đầu sào, chúng thu mua thóc gạo với giá rẻ mạt, bắt dân phải nhổ lúa, hoa màu để trồng đay, bông làm nguyên liệu phục vụ cho cuộc chiến tranh xâm lược của chúng. Ở Thổ Tang hàng trăm mẫu ngô, khoai, lúa thuộc các cánh đồng Dé, đồng Dưa, đồng Hương, đồng Chó đang xanh tốt bị nhổ sạch để trồng đay, trong khi đó chúng không hề chú ý đến việc tu sửa kênh mương, năng suất chủ yếu phụ thuộc vào thiên nhiên thời tiết. Những chính sách hà khắc đó đã làm cho nhiều hộ nông dân không còn ruộng để cày cấy, nghề thủ công và hoạt động kinh tế công thương bị kìm hãm không có khả năng phát triển, khiến đời sống của đa số nhân dân càng trở nên điêu đứng, cơ cực, không đủ ăn, đủ mặc. Toàn xã có khoảng 80 ngôi nhà ngói, chủ yếu là nhà của địa chủ cường hào, còn lại người dân sống dưới những ngôi nhà tranh vách đất. Người dân Thổ Tang còn chịu nạn phu phen, tạp dịch, làm đường, cầu cống, xây dựng nhà cửa, công xưởng cho Pháp diễn ra hết đợt này đến đợt khác. Theo quy định của toàn quyền Đông Dương, mỗi suất đinh ở Bắc kỳ một năm phải đi lao dịch không công 30 ngày, nhưng thực tế bọn quan lại địa phương bắt dân đi phu gấp nhiều lần. Chúng đã bắt hàng trăm người Thổ Tang đi phu làm đường sắt Hà Nội – Lào Cai, quốc lộ 2, làm đường số 13 Vĩnh Yên đi Sơn Tây ... Lao động vất vả, chính sách thuế má bóc lột nặng nề khiến cho nạn đói cuối năm 1944 đầu 1945 diễn ra trầm trọng, toàn xã Thổ Tang có khoảng 200 người bị chết đói hoặc chết vì dịch bệnh, trong hoàn cảnh đó, nhiều gia đình phải rời quê hương đi phiêu bạt để kiếm sống.

Về chính trị, ngay sau khi xâm lược nước ta, một mặt thực dân Pháp tiến hành cai trị theo lối trực trị (trực tiếp dùng người pháp cai trị), mặt khác chúng cấu kết với các thế lực phong kiến địa chủ, cường hào gian ác ở các làng xã tiến hành đàn áp, bóc lột nhân dân ta. Đây là lực lượng tay sai tin cậy của thực dân Pháp thực hiện âm mưu chia để trị (chia rẽ dân tộc, chia rẽ tôn giáo, chia rẽ giai cấp, phe phái làng nọ làng kiav...), hòng làm suy yếu truyền thống đoàn kết, tin thần yêu nước của dân tộc Việt Nam. Trong hoàn cảnh đó, nhân dân Thổ Tang cũng chung một số phận.

Về văn hóa xã hội, thực dân Pháp áp đặt chính sách văn hóa nô dịch, chính sách ngu dân, gây tâm lý tự ti nhằm dễ bề cai trị, đồng thời tìm mọi cách khuyến khích phát triển các hủ tục mê tín dị đoan như may chay, đồng bóng. Du nhập các loại văn hóa đồi trụy, phản động từ bên ngoài vào hoặc các hình thức cờ bạc, rượu cồn, thuốc phiện ... được duy trì áp đặt tại các làng xã, nhằm làm mất đi thuần phong mỹ tục tốt đẹp của dân tộc, đồng thời mê hoặc du ngủ nhân dân, nhất là thanh niên. Do giáo dục bị hạn chế, nên mặc dù địa bàn xã có trường học của của phủ Vĩnh Tường, nhưng người dân Thổ Tang được theo học rất ít, chủ yếu là con em gia đình địa chủ, phú nông giàu có trong phủ. Trước cách mạng tháng Tám, Thổ Tang có trên 20 người đỗ bằng séctivica, 2 người đỗ bằng tú tài, sau đó một người tiếp tục học lên đại học, còn lại đa số nhân dân mù chữ. Về y tế, cả xã chỉ có một nhà thương, nhưng chủ yếu phục vụ bọn quan lại, binh lính phủ Vĩnh Tường, người dân ốm đau hầu như không có thuốc chữa bệnh, họ chỉ còn biết trông chờ vào những thầy lang hoặc tin tưởng vào sự mê tín, cúng bái cầu xin thần linh để lành bệnh. Vì vậy, mỗi khi bệnh dịch xảy ra, người dân không cứu chữa kịp thời, nên nhiều người, nhất là trẻ em, đã chết.
Tuy sống dưới chế độ thực dân, phong kiến, bị áp bức bóc lột nặng nề, nhưng trải qua hàng ngàn năm lịch sử hình thành và phát triển, các thế hệ người dân xã Thổ Tang đã tạo dựng nên nhiều truyền thống tốt đẹp còn lưu truyền đến ngày nay. Đó là truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái trong lao động sản xuất, trong đời sống sinh hoạt hàng ngày; truyền thống văn hóa nghệ thuật dân gian; truyền thống yêu nước, đấu tranh chống giặc ngoại xâm, chống áp bức bóc lột. Những truyền thống tiêu biểu đó là điểm tựa và nội lực quan trọng để Thổ Tang không ngừng hòa nhập, vững bước vượt qua khó khăn thử thách vươn lên.

Trong lao động sản xuất, ngay từ buổi đầu hình thành, người dân Thổ Tang đã sớm làm quen với công việc trồng lúa nước, do đó sản xuất nông nghiệp ở đây sớm phát triển, trở thành nghề truyền thống lâu đời. Ngày nay, trong dân gian vẫn truyền tụng câu thành ngữ “canh nông vi bản”, nghĩa là nghề nông là nghề gốc, cổ truyền của làng xã, đặc biệt trong kiến trúc và nghi lễ của hội đình làng hàng năm còn lưu giữ nhiều chi tiết liên quan đến hoạt sản xuất nông nghiệp của người dân Thổ Tang. Để có những cánh đồng phì nhiêu, màu mỡ như ngày nay, nhiều thế hệ người dân Thổ Tang đã ngày đêm vật lộn với thiên nhiên cải tạo đồng hoang, bãi lầy, xây dựng cơ sở cho đời sống nông nghiệp định canh, định cư lâu dài, với những loại cây trồng đa dạng và sản phẩm nông nghiệp phong phú vào bậc nhất của vùng Vĩnh Tường, để từ đó tạo điều kiện cho hoạt động công thương buôn bán phát triển hơn. Quá trình lao động sản xuất lâu dài trên đồng ruộng đã hun đúc cho người dân nơi đây tinh thần đoàn kết, tình thương yêu, tối lửa tắt đèn có nhau ... Đó là một truyền thống quý báu của nhân dân Thổ Tang.

Với đức tính cần cù, chịu khó làm ăn, khối óc thông minh, sáng tạo của người dân Thổ Tang, nên cùng với sản xuất nông nghiệp, nơi đây còn có các nghề thủ công phát triển nổi tiếng một thời. Trong môi trường xã hội tự cung tự cấp, từ xưa ở một xóm nhỏ khu Nam – Thổ Tang đã phát triển nghề làm sành sứ phục vụ nhu cầu tàng trữ lương thực, thực phẩm của người dân trong xã và các vùng lân cận. Do đó, không phải ngẫu nhiên nơi đây người dân gọi một khu đồng là Đồng Sành. Ở Phương Viên còn có nghề làm hàng mã phục vụ nhu cầu tín ngưỡng thờ cúng. Cùng với nghề sản xuất sành sứ, nghề trồng dâu nuôi tằm, xe tơ dệt lụa đã có ở Thổ Tang từ rất sớm (trước thế kỷ thứ X) và tồn tại trong một thời gian dài sau Cách mạng tháng Tám. Trong tác phẩm “Dư địa chí” của Nguyễn Trãi (thế kỷ XV) đã ghi chép việc trồng dâu nuôi tằm ở hai huyện Yên Lạc và Vĩnh Tường, trong đó có Thổ Tang và Sơn Tang (xã Vĩnh Sơn ngày nay).
Nghề trồng dâu nuôi tằm trong một thời gian dài là nghề thủ công truyền thống quan trọng đối với đời sống và hoạt động giao lưu kinh tế, nghề nghiệp của người dân Thổ Tang. Vì họ phải tự làm ra vải để may mặc, đồng thời khi con gái lớn đi lấy chồng thường đem theo tay nghề và khung cửu làm của hồi môn, do đó trong mỗi gia đình, nhà nào cũng có từ một đến vài khung cửu dệt vải. Sản phẩm tơ tằm làm ra rất đẹp, tinh xảo và phong phú như vải chồi, đũi, the, lụa, lưới ... Vải không chỉ đáp ứng đủ nhu cầu nhân dân địa phương, mà còn là mặt hàng chủ yếu cung cấp cho hoạt động trao đổi hàng hóa, buôn bán giữa Thổ Tang với các vùng lân cận. Tuy nhiên, từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, do sự cạnh tranh của hàng vải Pháp, do chính sách kinh tế o ép, vơ vét, bóc lột nặng nề của bọn thực dân, nên nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa ở Thổ Tang cũng như nhiều nơi khác không phát triển được, từng bước mai một và mất đi.
Do tác động của hoàn cảnh xã hội và sự phát triển của các ngành nghề thủ công truyền thống, đã sớm tạo nên tính năng động, nhạy bén của người dân nơi đây. Vì vậy, khi các hoạt động giao thương trong nước phát triển, việc buôn bán trao đổi hàng hóa cũng sớm hình thành và phát triển mạnh ở Thổ Tang. Từ rất sớm, do nhu cầu trao đổi hàng hóa, Thổ Tang đã xác lập được vị trí là trung tâm kinh tế, trao đổi hàng hóa lớn nổi tiếng của cả một vùng rộng lớn, không chỉ riêng ở Vĩnh Tường mà còn tạo thành cầu nối phát triển kinh tế - văn hóa giữa miền thượng du Bắc bộ với vùng đồng bằng sông Hồng giàu có và nhiều nơi khác trong cả nước. Việc hình thành hệ thống các chợ đông đúc sầm uất, với nhiều loại hàng hóa khác nhau như chợ Giang, chợ Chiều, chợ Hàng Tháng, chợ Trâu Bò ở Thổ Tang là những biểu hiện sinh động thể hiện sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động buôn bán nơi đây, ít thấy có ở những vùng quê khác.
Cùng với các ngành nghề lao động sản xuất truyền thống, truyền thống văn hóa nghệ thuật của quê hương Thổ Tang cũng luôn được các thế hệ người dân bảo tồn, giữ gìn và phát triển trong suốt chiều dài lịch sử. Đó là tinh hoa của nền văn hóa dân gian dân tộc. Trong thời phong kiến, vào những dịp lễ hội hoặc đầu xuân mới hàng năm, những làn điệu hát ví, hát ống, các trò chơi diễn ra trước sân đình Thổ Tang, đình Phương Viên thể hiện sâu sắc tình yêu đời, khát vọng hạnh phúc và tinh thần phản kháng cường quyền, lễ giáo phong kến hà khắc lạc hậu. Ngày nay, những nét đẹp văn hóa nghệ thuật này vẫn tiếp tục được duy trì trong những ngày diễn ra lễ hội, vừa để giữ gìn bản sắc văn hóa quê hương vừa ca ngợi sự phát triển phồn thịnh của quê hương Thổ Tang. Mỗi dịp lễ hội người dân lại tập trung trước sân đình cùng tổ chức vui chơi. , ca hát, cúng tế thần linh mang đậm tín ngưỡng tôn giáo, tục tiến ông Đô, tục tiến dua hấu lên đình của những gia đình có ruộng ở Đồng Dưa, thi dưa hấu trong ngày hội thể hiện ý nghĩa đề cao sản xuất và tiết kiệm. Các trò chơi dân gian như đấu vật, bắt chạch trong chum, chọi gà, bắt vịt dưới ao tròn, đánh đu ... thể hiện tinh thần thượng võ, tính văn hóa dân gian lành mạnh, hồn nhiên. Tất cả đó là lối sống thuần phong mỹ tục, ăn quả nhớ người trồng cây, thể hiện đậm nét tín ngưỡng và văn hóa dân tộc Việt Nam.

4*Kinh tế:Làng tiểu thương
Hiện nay, trong đình làng còn có biểu ghi lại nghề buôn. Người Thổ Tang ngay từ khi lọt lòng đã được nghe bốn chữ PHI THƯƠNG BẤT PHÚ từ ông bà, cha mẹ. Và điều này đã ăn sâu vào trong tâm trí của các thế hệ người Thổ Tang, tại đây thượng vàng hạ cám cái gì cũng được người Thổ Tang buôn bán. Sự buôn ở đây đã là cái máu di truyền và qui luật thị trường khiến họ phải tinh nhạy về trí óc, làm lụng căng như dây cót đồng hồ.

Sự nhạy bén về thông tin tại vùng đất này được thể hiện qua vài ví dụ: Năm 1999 miền Trung bị lụt lớn, Bộ trưởng Lê Huy Ngọ chưa kịp lên tivi chia sẻ, người Thổ Tang đã đưa rau xanh, mì tôm vào “ứng cứu”. Quốc hội chỉ vừa biểu quyết phê chuẩn công trình thủy điện Sơn La, Thổ Tang đã “cài” ngay 500 người lên đó lập “doanh trại” bán rau xanh, thịt, muối... Gần đây thủy điện Nà Hang (Tuyên Quang) mới động thổ, 40 hộ người Thổ Tang đã có mặt họp chợ. Thế cũng chưa đáng kinh ngạc bằng chuyện ngay trong ngày 30-4-1975 giải phóng miền Nam, một người Thổ Tang, ông Nguyễn Văn Thường, đã mang cờ và ảnh Bác Hồ theo xe bộ đội vào Sài Gòn... bán!

5*Di tích lịch sử:
5.1*Đình Thổ Tang :

Đình Thổ Tang, xã Thổ Tang (Vĩnh Tường) là ngôi đình có kiểu dáng cổ nhất trong các ngôi đình hiện còn ở Vĩnh Phúc. Kiến trúc khá đồ sộ. Các bức chạm gỗ có giá trị lớn về mỹ thuật dân gian thời Lê với kỹ thuật tinh xảo, đề tài độc đáo như: "Đánh ghen", "Hội xuống đồng", "Bắn hổ", "Đấu vật", "Đá cầu"... Song có người lại đặc biệt ca ngợi bức hoành phi của ngôi đình với 3 chữ đại tự "Hoà Vi Quý" (Hòa là quý), thể hiện một triết lý nhân sinh sâu sắc chỉ thấy có ở đây.
Bức hoành phi có xuất xứ khá thú vị: "Hồi ngôi đình mới làm xong, chưa khánh thành được vì bức hoành phi chưa tìm được chữ nào vừa ý. Lúc đó có viên Tổng đốc Sơn Tây kinh lý qua. Biết vị tổng đốc là người hay chữ, dân làng thỉnh cầu ông cho chữ hoành phi. Sau khi nghe kỳ mục bẩm báo tình hình mọi mặt của làng, khi đó có chuyện dân Tam Lâm với dân Tứ Xóm trong làng lâu nay thường xuyên đánh lộn, kể cả dùng cật nứa đâm nhau trọng thương mà không làm sao ngăn chặn được, vị Tổng đốc nhíu mày suy nghĩ rồi viết luôn 3 chữ: "Hòa Vi Quý". Thấy nghĩa chữ hay quá, dân làng phẩn khởi lập tức khắc ngay vào bức hoành phi treo lên và mở luôn hội khánh thành đình. Kể cũng lạ, tự nhiên sau đó trong làng yên ắng hẳn không còn chuyện đánh lộn thường xuyên như trước. Tình hình đó được duy trì cho mãi tới nay". Ngoài ngôi đình, Thổ Tang còn có chùa Tùng Vân và miếu Trúc, làm thành cụm di tích có giá trị lớn về lịch sử kiến trúc mỹ thuật. Đây cũng là làng thương mại nổi tiếng từ xưa đồng thời là quê hương của nhà yêu nước Nguyễn Thái Học.

5.2*Chùa Tùng Vân :
Được xây dựng cách đây 327 năm vào thời vua Lê Huy Tông.
Đây là ngôi chùa cổ và lớn vào bậc nhất ở huyện Vĩnh Tường, được xếp hạng di tích văn hoá cấp quốc gia năm 1964 và 1992.


5.3*Đền Trúc Lâm:
Được xây dựng trên vùng rừng trúc xưa (thuộc khu Nam), nên dân trong làng còn gọi là miếu Trúc. Theo ngọc phả ghi lại, đền Trúc Lâm được xây dựng thời kỳ Hậu Lê, có kiến trúc nhỏ, đẹp, kiểu tứ trụ chồng bồn. Đền là nơi thờ cúng Lân Hổ hầu đô thống Đại vương và thân mẫu Phùng Thị Dong đã có công giúp nhà Trần đánh thắng giặc Nguyên Mông xâm lược. Đến nay, đền Trúc Lâm đã qua 6 lần tu sửa, bên trong còn lưu nhiều cổ vật quý giá, trong đó có một bức hoành phi và 8 bản sắc phong thời kỳ nhà Nguyễn.

Và đặc biệt là di chỉ Ma Cả nằm trên địa bàn Thổ Tang khai quật năm 1978 đã khẳng định Thổ Tang cũng là một trong những điểm cư trú làm ăn sinh sống của các cư dân người Việt cổ, cách chúng ta ngày nay khoảng trên dưới 3.500 năm, vào nửa đầu thiên niên kỷ thứ hai trước Công nguyên, thuộc thời kỳ vành đai văn hóa Phùng Nguyên.

Ai tới Thổ Tang không mình làm hướng dẫn viên miễn phí nè hihi

Chữ ký của thànhviên


Sun Jun 10, 2012 10:40 am
I'm very loverly hehe....
Tèn tén ten Tự Hào Quê Hương Thổ Tang... Bgavatar_01Tèn tén ten Tự Hào Quê Hương Thổ Tang... Bgavatar_02_newsTèn tén ten Tự Hào Quê Hương Thổ Tang... Bgavatar_03
Tèn tén ten Tự Hào Quê Hương Thổ Tang... Bgavatar_04_newYến trinh Nhok liTèn tén ten Tự Hào Quê Hương Thổ Tang... Bgavatar_06_newsTèn tén ten Tự Hào Quê Hương Thổ Tang... Bgavatar_06
Tèn tén ten Tự Hào Quê Hương Thổ Tang... Bgavatar_07Tèn tén ten Tự Hào Quê Hương Thổ Tang... Bgavatar_08_newsTèn tén ten Tự Hào Quê Hương Thổ Tang... Bgavatar_09
Yến trinh Nhok li[Thành viên] - Yến trinh Nhok liĐiều hành viên
Điều hành viên
Quà Tặng Huy Chương : Tèn tén ten Tự Hào Quê Hương Thổ Tang... 5 Dễ thương.

Tèn tén ten Tự Hào Quê Hương Thổ Tang... 32Huy chương sáng tác Pro.

Tâm trạng : lonely
Giới tính : Nữ Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 608
Sinh nhật Sinh nhật : 08/04/1989
Xu : 45064
Số lần được cám ơn Số lần được cám ơn : 2
Ngày Tham Gia Ngày Tham Gia : 25/03/2012
Tuổi : 35
Đến từ Đến từ : Bến Tre
Nick yahoo : yentrinh0804
Châm Ngôn Sống Châm Ngôn Sống : I'm very loverly hehe....
Tèn tén ten Tự Hào Quê Hương Thổ Tang... Vide

Bài gửiTiêu đề: Re: Tèn tén ten Tự Hào Quê Hương Thổ Tang...

Tiêu đề: Tèn tén ten Tự Hào Quê Hương Thổ Tang...

Chèn vài cái hình zô, toàn chữ ai biết đẹp thế nào. jocolor

Chữ ký của thànhviên


Tèn tén ten Tự Hào Quê Hương Thổ Tang...

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Hội Quán 24h
Trả lời nhanh
* Không sử dụng ngôn ngữ thiếu văn hoá
* Bài viết sưu tầm nên ghi rõ nguồn.
* Tránh spam nhảm những chủ đề không liên quan.
* Yêu cầu viết tiếng Việt có dấu trên toàn bộ diễn đàn.
Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Hội Quán 24h :: Cảm Nhận Từ Cuộc Sống :: Cảm Xúc Và Chia Sẻ-

Bài viết mới cùng chuyên mục

Bài viết liên quan


{$footer}
Đầu trang
Giữa trang
Cuối trang
[/
Múi giờ GMT + 7. Hôm nay: Wed May 08, 2024 5:20 pm

Flowers and Butterflies Skin
Powered by vBulletin, Version 3.8.6
Copyright ©2011-2022, * Diễn Đàn Hội Quán 24h *
Converted to Forumotion by lang.tu_07@yahoo.com.vn.