Hội Quán 24h
>> Đăng nhập : Bạn đã có tài khoản ở forum click vào để gõ ID và password.
>> Đăng ký : Bạn chưa có tài khoản ở forum, đăng ký 1 tài khoản để tham gia thảo luận.
===========================================
Khách viếng thăm vẫn có thể xem gần như toàn bộ nội dung được chia sẻ.
Nếu là người mới đến hoàn toàn thì vui lòng ghé qua khu "Nội quy - Hướng dẫn sử dụng diễn đàn" trước để nắm những cái cơ bản.
Chúc các bạn vui vẻ.
Hội Quán 24h
>> Đăng nhập : Bạn đã có tài khoản ở forum click vào để gõ ID và password.
>> Đăng ký : Bạn chưa có tài khoản ở forum, đăng ký 1 tài khoản để tham gia thảo luận.
===========================================
Khách viếng thăm vẫn có thể xem gần như toàn bộ nội dung được chia sẻ.
Nếu là người mới đến hoàn toàn thì vui lòng ghé qua khu "Nội quy - Hướng dẫn sử dụng diễn đàn" trước để nắm những cái cơ bản.
Chúc các bạn vui vẻ.
Hội Quán 24h
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Hội Quán 24h


 
Trang ChínhTrang Chính  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Admin 1 (1025)
HÀN PHONG (644)
qtuan2902 (616)
Yến trinh Nhok li (608)
dinhdomesco0310 (524)
pe.heo (318)
Admin (160)
Thiên Thanh (155)
BaBy Monkey (153)
Nắng xuân (145)
888...ai có rảnh thì vào đây 8 nhé lượt xem888...ai có rảnh thì vào đây 8 nhé - 6723 Xem
Chuyên mục đăng ký bài hát lượt xemChuyên mục đăng ký bài hát - 6540 Xem
Tình yêu và nỗi nhớ lượt xemTình yêu và nỗi nhớ - 6259 Xem
Cùng đối thơ chữ " chờ " nha bà con lượt xemCùng đối thơ chữ " chờ " nha bà con - 5975 Xem
Thơ hoài niệm lượt xemThơ hoài niệm - 5858 Xem
Riêng một góc trời lượt xemRiêng một góc trời - 5315 Xem
Thi đấu đối thơ nào lượt xemThi đấu đối thơ nào - 5225 Xem
Trò chơi hát nối nè :D lượt xemTrò chơi hát nối nè :D - 4519 Xem
Bâng quơ.... lượt xemBâng quơ.... - 4464 Xem
Mới đến chung nhà zoi mọi người nek!hjhj lượt xemMới đến chung nhà zoi mọi người nek!hjhj - 3600 Xem
qtuan2902 nhắn vớiChỉ còn là kỷ niệm
gửi vào lúc Mon Jan 28, 2019 9:44 pm ...
:Chân thành chúc các bạn được thành công và hạnh phúc trên con đường đi của mỗi người.

Chào nhé ! Những người bạn của tôi..

Những sự tích về Trung ThuXem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Tue Sep 11, 2012 10:47 pm
Cố gắng hết mình
Những sự tích về Trung Thu Bgavatar_01Những sự tích về Trung Thu Bgavatar_02_newsNhững sự tích về Trung Thu Bgavatar_03
Những sự tích về Trung Thu Bgavatar_04_newcavoi177Những sự tích về Trung Thu Bgavatar_06_newsNhững sự tích về Trung Thu Bgavatar_06
Những sự tích về Trung Thu Bgavatar_07Những sự tích về Trung Thu Bgavatar_08_newsNhững sự tích về Trung Thu Bgavatar_09
cavoi177[Thành viên] - cavoi177Thiếu úy
Thiếu úy
Tâm trạng : cynial
Giới tính : Nữ Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 30
Sinh nhật Sinh nhật : 17/07/1992
Xu : 44331
Số lần được cám ơn Số lần được cám ơn : 0
Ngày Tham Gia Ngày Tham Gia : 15/03/2012
Tuổi : 31
Đến từ Đến từ : Long An
Nick yahoo : cavoi177
Châm Ngôn Sống Châm Ngôn Sống : Cố gắng hết mình
Những sự tích về Trung Thu Vide

Bài gửiTiêu đề: Những sự tích về Trung Thu

Tiêu đề: Những sự tích về Trung Thu

Tết Trung thu đúng vào ngày rằm tháng 8, giữa một mùa đẹp nhất, trăng thanh. Vì vậy, mà còn được gọi là “Tết trông trăng”.

Tết Trung thu năm 1946, Bác Hồ đã viết

Trung thu trăng sáng như gương
Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng

Vầng trăng của rằm tháng 8 đã gắn liền với các thần thoại, huyền thoại, chuyện cổ tích lưu truyền cho tới ngày nay.

Câu chuyện Thỏ Ngọc là câu chuyện thật cao đẹp và cảm động. Thời đó nhiều năm mùa màng thất bát, người và vật ăn thịt nhau để tranh giành sự sống. Thỏ là loài vật yếu đuối không đi được xa để kiếm ăn đành rủ nhau quay quanh bên đống lửa để chống chọi với đói và rét. Trước cảnh khổ ải, khó khăn như vậy, một con thỏ đã nhảy vào đống lửa, thui mình làm thức ăn cho đồng loại của mình, mong tồn tại giống nòi. Khi đó Tây Vương Mẫu đi qua, thương cảm vì nghĩa khí của con vật, người đã nhặt đám xương tàn của con thỏ đó, phù phép cho nó thành hình hài bằng ngọc và được trường sinh bất tử trên cung trăng.

Câu chuyện thứ hai, con thiềm thứ (con lân hoặc hổ phù) chính là Hằng Nga, vợ của Hậu Nghệ vua xứ Hữu Cung có tài bắn tên giỏi. Thiềm thứ hơi giống con cóc nhưng lại có sừng mềm, bụng có một dấu vết chữ bát màu đỏ. Hậu Nghệ được Giao Trì Vương mẫu ban cho viên thuốc trường sinh bất tử. Khi chàng vắng nhà, vợ chàng nuốt trộm thuốc rồi bay lên mặt trăng xin Thái Âm thần nữ chở che. Về nhà thấy mất thuốc và cả vợ, Hậu Nghệ tức quá quyết đi tìm vợ mình. Lúc bấy giờ có tất cả 10 mặt trời, chàng ngỡ vợ mình trốn ở đó liền bắn rơi 9 mặt trời và chỉ để lại 1 lấy ánh sáng ban ngày cùng với mặt trăng để có ánh sáng ban đêm dùng cho mình đi tìm vợ. Chàng có ngờ đâu Hằng Nga, vợ chàng đã đội lốt con thiềm thứ náu ở cung trăng.

Ngoài 2 con vật trên, cung trăng còn có Cây Quế đỏ. Sự tích như sau: Cây quế này cao 105 thước, đường kính 3 trượng, gỗ và vỏ cứng đanh như thép. Có một người tên là Ngô Cương đã tu luyện đắc đạo trên thượng giới, nhưng sau đó không trung với đạo Trời, làm nhiều điều càn rỡ nên bị Ngọc Hoàng đày xuống cung trăng bóc vỏ cây quế đỏ, nhưng vỏ cây quế cứng quá, do vậy đến nay mỗi khi chúng ta nhìn lên mặt trăng thì thấy bóng người hơi gù bóc vỏ cây quế, người đó chính là Ngô Cương. Phải chăng Ngô Cương đã dối đạo bị Trời đày nên thành “Thằng Cuội” trong ca dao của ta:

Thằng Cuội ngồi gốc cây đa
Bỏ trâu ăn lúa gọi cha ời ời...

Song, đấy là những câu chuyện thần thoại. Thực chất, Tết Trung thu là đoạn ngắt của chuỗi chu kỳ liên tục tháng, năm. Theo âm lịch, mỗi năm có 24 tiết; đó là quy luật tự nhiên xoay chuyển của Thái dương hệ. Từ đó, trong dân gian có kinh nghiệm tiên đoán, tiên tri trông trăng rằm tháng 8 để đoán thời tiết, thắng thua mùa vụ.

Tỏ trăng mười bốn được tằm
Đục trăng hôm rằm thì tốt lúa chiêm.

Hay còn xem trăng quầng và khi có nguyệt thực, cho rằng mặt trăng đã bị gấu ăn nên gõ mâm, chậu để xua đuổi điều rủi ro. Nhất là công việc sản xuất của người nông dân rất gắn bó với trăng, theo dõi rất sát nông lịch để cấy trồng theo thời vụ...

Trung thu từ bao đời đã trở thành ngày tết của cả trẻ thơ và người lớn. Ngày Tết Trung thu bày cỗ trông trăng, nam nữ hát đối đáp nhau, trẻ em rộn rã trong đám múa lân và rước đèn.

Ngày nay, Tết Trung thu, cùng với ánh trăng còn có ánh điện hòa cùng. Tâm hồn của thế hệ trẻ, những khát khao rộng mở, với tri thức hiện đại, ước mơ một ngày không xa sẽ có những con tàu đưa con người tới du lịch mặt trăng để thưởng ngoạn.
( sưu tầm)

Chữ ký của thànhviên


Tue Sep 11, 2012 10:47 pm
Cố gắng hết mình
Những sự tích về Trung Thu Bgavatar_01Những sự tích về Trung Thu Bgavatar_02_newsNhững sự tích về Trung Thu Bgavatar_03
Những sự tích về Trung Thu Bgavatar_04_newcavoi177Những sự tích về Trung Thu Bgavatar_06_newsNhững sự tích về Trung Thu Bgavatar_06
Những sự tích về Trung Thu Bgavatar_07Những sự tích về Trung Thu Bgavatar_08_newsNhững sự tích về Trung Thu Bgavatar_09
cavoi177[Thành viên] - cavoi177Thiếu úy
Thiếu úy
Tâm trạng : cynial
Giới tính : Nữ Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 30
Sinh nhật Sinh nhật : 17/07/1992
Xu : 44331
Số lần được cám ơn Số lần được cám ơn : 0
Ngày Tham Gia Ngày Tham Gia : 15/03/2012
Tuổi : 31
Đến từ Đến từ : Long An
Nick yahoo : cavoi177
Châm Ngôn Sống Châm Ngôn Sống : Cố gắng hết mình
Những sự tích về Trung Thu Vide

Bài gửiTiêu đề: Re: Những sự tích về Trung Thu

Tiêu đề: Những sự tích về Trung Thu

Tết Trung Thu tại Việt Nam không biết có tự bao giờ, không có sử liệu nào nói rõ về gốc tích của ngày lễ rằm tháng Tám. Nhiều người cho rằng đây là một nét văn hóa du nhập từ Trung Quốc trong thời gian Việt Nam bị phương Bắc đô hộ. Nhà văn Toan Ánh trong quyển "Nếp cũ tín ngưỡng Việt Nam Quyển Hạ" cho rằng: Theo sách cổ thì Tết Trung Thu bắt đầu từ đời nhà Ðường, thời vua Duệ Tôn, niên hiệu Văn Minh. Năm ấy vào đêm khuya rằm tháng tám, gió mát, trăng tròn thật đẹp, trong khi ngự chơi ngoài thành, nhà vua gặp một vị tiên giáng thế trong lốt một ông lão đầu bạc phơ như tuyết. Vị tiên hóa phép tạo một chiếc cầu vồng, một đầu giáp cung trăng, một đầu chám mặt đất, và nhà vua trèo lên cầu vồng đi đến cung trăng và dạo chơi nơi cung Quảng. Trở về trần thế, vua luyến tiếc cảnh cung trăng đầy thơ mộng, nhà vua đặt ra tết Trung Thu. Trong ngày tết này, lúc đầu chỉ uống rượu trông trăng nên còn gọi là Tết Trông Trăng.

Cúng trăng (Tế nguyệt)
Trong đêm 15 tháng 8 âm lịch hằng năm, khi trăng rằm tỏa sáng, lễ tế thần mặt trăng bắt đầu. Trên bàn thờ có hoa quả, có bánh hình mặt trăng còn gọi là bánh "đoàn viên", bởi lẽ, trong dịp này, cả gia đình có dịp đoàn tụ để cùng ăn bánh và cùng thưởng thức ánh trăng thu trong trẻo và bầu không khí ấm áp của đêm rằm đến với mọi nhà.


Ngắm trăng (Thưởng nguyệt)
Còn thưởng trăng vốn bắt nguồn từ việc cúng trăng. Đến đời Đường, thú ngắm trăng dịp Trung thu trở nên thịnh hành, thể hiện nhiều trong thơ ca thời này. Nhưng đến đời Tống, lễ hội ngắm trăng mới chính thức trở thành Tết Trung thu. Tục lệ ăn bánh hình mặt trăng (bánh nướng, bánh dẻo) trong dịp Tết Trung thu cũng bắt đầu từ thời này.

Tết Trung Thu là tết của trẻ em. Ngay từ đầu tháng, Tết đã được sửa soạn với những cỗ đèn muôn mầu sắc, muôn hình thù, với những bánh dẻo, bánh nướng mà ta gọi gồm là bánh trung thu, với những đồ chơi của trẻ em muôn hình vạn trạng, trong số đó đáng kể nhất của thời xưa là ông Tiến sĩ giấy.

Trẻ em đón tết có đèn xếp, đèn lồng, đèn ông sao, đèn con giống... sặc sỡ thắp sáng kéo nhau đi từng đoàn ca hát vui vẻ, tối tối cùng nhau đi nhởn nhơ ngoài đường, ngoài ngõ. Và khi rằm tới, có những đám múa sư tử với tiếng trống, tiếng thanh la thật náo nhiệt. Trong dịp này, để thưởng trăng có rất nhiều cuộc vui được bày ra. Người lớn có cuộc vui của người lớn, trẻ em có cuộc vui của trẻ em.

Thi cỗ và thi đèn
Trong ngày Tết Trung Thu người ta bày cỗ với bánh trái hình mặt trăng, treo đèn kết hoa, nhảy múa ca hát, múa lân rất tưng bừng. Nhiều nơi có những cuộc thi cỗ, thi làm bánh của các bà các cô. Trẻ em có những cuộc rước đèn và nhiều nơi có mở cuộc thi đèn. Nhiều gia đình bày cỗ riêng cho trẻ em và trong mâm cỗ xưa thường có ông tiến sĩ giấy đặt ở nơi cao đẹp nhất, xung quanh là bánh trái hoa quả. Sau khi chơi cỗ trông trăng, các em cùng nhau phá cỗ, tức là ăn mâm cỗ lúc đã khuya.


Hát Trống quân
Tết Trung Thu ở miền Bắc còn có tục hát trống quân. Ðôi bên nam nữ vừa hát đối đáp với nhau, vừa đánh nhịp vào một sợi dây gai hoặc dây thép căng trên một chiếc thùng rỗng, bật ra những tiếng "thình thùng thình" làm nhịp cho câu hát. Những câu hát vận (hát theo vần, theo ý) hoặc hát đố có khi có sẵn, có khi lúc hát mới ứng khẩu đặt ra. Cuộc đối đáp trong những buổi hát trống quân rất vui và nhiều khi gay go vì những câu đố hiểm hóc. Trai gái dùng điệu hát trống quân để hát trong những đêm trăng rằm, nhất là vào rằm tháng tám. Trai gái hát đối đáp với nhau vừa để vui chơi vừa để kén chọn bạn trăm năm. Người ta dùng những bài thơ làm theo thể thơ lục bát hay lục bát biến thể để hát. Tục hát trống quân, theo truyền thuyết, có từ thời vua Lạc Long Quân đời Hồng Bàng. Tết Trung Thu của người Hoa không có phong tục này.


Múa Sư tử (múa lân)
Vào dịp Tết Trung Thu có tục múa Sư tử còn gọi là múa Lân. Người Hoa hay tổ chức múa lân trong dịp Tết Nguyên Đán. Người Việt lại đặc biệt tổ chức múa Sư Tử hay Múa Lân trong dịp Tết Trung Thu. Con Lân tượng trưng cho điềm lành. Người Trung Hoa không có những phong tục này. Người ta thường múa Lân vào hai đêm 14 và 15. Ðám múa Lân thường gồm có một người đội chiếc đầu lân bằng giấy và múa những điệu bộ của con vật này theo nhịp trống. Ðầu lân có một đuôi dài bằng vải màu do một người cầm phất phất theo nhịp múa của lân. Ngoài ra còn có thanh la, não bạt, đèn màu, cờ ngũ sắc, có người cầm côn đi hộ vệ đầu lân... Ðám múa Lân đi trước, người lớn trẻ con đi theo sau. Trong những ngày này, tại các tư gia thường có treo giải thưởng bằng tiền ở trên cao cho con lân leo lên lấy.

Trẻ em thì thường rủ nhau múa Lân sớm hơn, ngay từ mùng 7 mùng 8 và để mua vui chứ không có mục đích lĩnh giải. Tuy nhiên có người yêu mến vẫn gọi các em thưởng cho tiền. Ngoài ý nghĩa vui chơi cho trẻ em và người lớn, Tết Trung Thu còn là dịp để người ta ngắm trăng tiên đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia. Nếu trăng thu màu vàng thì năm đó sẽ trúng mùa tằm tơ, nếu trăng thu màu xanh hay lục thì năm đó sẽ có thiên tai, và nếu trăng thu màu cam trong sáng thì đất nước sẽ thịnh trị v.v. Người Trung Hoa không có phong tục này.

Chữ ký của thànhviên


Những sự tích về Trung Thu

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Hội Quán 24h
Trả lời nhanh
* Không sử dụng ngôn ngữ thiếu văn hoá
* Bài viết sưu tầm nên ghi rõ nguồn.
* Tránh spam nhảm những chủ đề không liên quan.
* Yêu cầu viết tiếng Việt có dấu trên toàn bộ diễn đàn.
Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Hội Quán 24h :: Vấn đề bạn quan tâm :: Tổng hợp-

Bài viết mới cùng chuyên mục

Bài viết liên quan


{$footer}
Đầu trang
Giữa trang
Cuối trang
[/
Múi giờ GMT + 7. Hôm nay: Sat Apr 27, 2024 1:47 pm

Flowers and Butterflies Skin
Powered by vBulletin, Version 3.8.6
Copyright ©2011-2022, * Diễn Đàn Hội Quán 24h *
Converted to Forumotion by lang.tu_07@yahoo.com.vn.