Hội Quán 24h
>> Đăng nhập : Bạn đã có tài khoản ở forum click vào để gõ ID và password.
>> Đăng ký : Bạn chưa có tài khoản ở forum, đăng ký 1 tài khoản để tham gia thảo luận.
===========================================
Khách viếng thăm vẫn có thể xem gần như toàn bộ nội dung được chia sẻ.
Nếu là người mới đến hoàn toàn thì vui lòng ghé qua khu "Nội quy - Hướng dẫn sử dụng diễn đàn" trước để nắm những cái cơ bản.
Chúc các bạn vui vẻ.
Hội Quán 24h
>> Đăng nhập : Bạn đã có tài khoản ở forum click vào để gõ ID và password.
>> Đăng ký : Bạn chưa có tài khoản ở forum, đăng ký 1 tài khoản để tham gia thảo luận.
===========================================
Khách viếng thăm vẫn có thể xem gần như toàn bộ nội dung được chia sẻ.
Nếu là người mới đến hoàn toàn thì vui lòng ghé qua khu "Nội quy - Hướng dẫn sử dụng diễn đàn" trước để nắm những cái cơ bản.
Chúc các bạn vui vẻ.
Hội Quán 24h
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Hội Quán 24h


 
Trang ChínhTrang Chính  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Admin 1 (1025)
HÀN PHONG (644)
qtuan2902 (616)
Yến trinh Nhok li (608)
dinhdomesco0310 (524)
pe.heo (318)
Admin (160)
Thiên Thanh (155)
BaBy Monkey (153)
Nắng xuân (145)
888...ai có rảnh thì vào đây 8 nhé lượt xem888...ai có rảnh thì vào đây 8 nhé - 6746 Xem
Chuyên mục đăng ký bài hát lượt xemChuyên mục đăng ký bài hát - 6561 Xem
Tình yêu và nỗi nhớ lượt xemTình yêu và nỗi nhớ - 6273 Xem
Cùng đối thơ chữ " chờ " nha bà con lượt xemCùng đối thơ chữ " chờ " nha bà con - 6001 Xem
Thơ hoài niệm lượt xemThơ hoài niệm - 5875 Xem
Riêng một góc trời lượt xemRiêng một góc trời - 5332 Xem
Thi đấu đối thơ nào lượt xemThi đấu đối thơ nào - 5241 Xem
Trò chơi hát nối nè :D lượt xemTrò chơi hát nối nè :D - 4545 Xem
Bâng quơ.... lượt xemBâng quơ.... - 4477 Xem
Mới đến chung nhà zoi mọi người nek!hjhj lượt xemMới đến chung nhà zoi mọi người nek!hjhj - 3612 Xem
qtuan2902 nhắn vớiChỉ còn là kỷ niệm
gửi vào lúc Mon Jan 28, 2019 9:44 pm ...
:Chân thành chúc các bạn được thành công và hạnh phúc trên con đường đi của mỗi người.

Chào nhé ! Những người bạn của tôi..

Thương ít thương nhiềuXem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Tue May 22, 2012 2:29 pm
................
Thương ít thương nhiều Bgavatar_01Thương ít thương nhiều Bgavatar_02_newsThương ít thương nhiều Bgavatar_03
Thương ít thương nhiều Bgavatar_04_newcaheodethuong1907Thương ít thương nhiều Bgavatar_06_newsThương ít thương nhiều Bgavatar_06
Thương ít thương nhiều Bgavatar_07Thương ít thương nhiều Bgavatar_08_newsThương ít thương nhiều Bgavatar_09
caheodethuong1907[Thành viên] - caheodethuong1907Thượng sĩ
Thượng sĩ
Tâm trạng : shock
Giới tính : Nữ Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 28
Sinh nhật Sinh nhật : 10/10/1987
Xu : 44098
Số lần được cám ơn Số lần được cám ơn : 0
Ngày Tham Gia Ngày Tham Gia : 18/04/2012
Tuổi : 36
Đến từ Đến từ : CDQL32
Nick yahoo : caheodethuong1907
Châm Ngôn Sống Châm Ngôn Sống : ................
Thương ít thương nhiều Vide

Bài gửiTiêu đề: Thương ít thương nhiều

Tiêu đề: Thương ít thương nhiều

Đôi khi, chúng ta vẫn than phiền “Cha chỉ thương có mỗi thằng út”, “Mẹ lo cho chị hai hơn những người còn lại”... Những lời phân bì bắt nguồn từ sự lo lắng, chăm sóc có phân biệt giữa những anh em với nhau của cha mẹ. Thực ra, sự công bằng lại nằm ở chỗ đối xử phân biệt đó. Bởi vì, cha mẹ là người luôn hiểu rõ nhất những khó khăn, thiệt thòi của con mình.
Tình thương không công bằng
[You must be registered and logged in to see this image.]
Ngay tại đám tang ông Trần, 12 người con ruột ông đã tranh cãi kịch liệt về chi phí đóng góp lo tang lễ. Anh trưởng cho rằng lúc còn sống, ba thương cô út nhất, dành gần nửa tiền của mà ba có để cho cô út mua nhà, thì nay cô út cũng phải chịu tỷ lệ tương ứng trong tổng số tiền lo tang lễ; còn các anh chị em khác thì chia nhau đóng góp trong khoản còn lại. Tám trong 12 người con ông Trần đều tán thành ý kiến này. Còn lại ba người khác cho rằng làm thế thì kẹt cho cô út quá, vì ngôi nhà cô út đang cầm cố do nợ nần, lấy đâu ra khoản tiền hàng chục triệu để lo cho tang lễ.

Chị Nguyễn Thị Vinh, quận Tân Bình kể: “Tôi thấy rõ cha mẹ tôi tuy rất thương cả ba đứa con, đứa nào cũng cho ăn học đàng hoàng, nhưng tình thương ấy chưa bao giờ đồng đều”. Chị dẫn chứng, từ nhỏ đến lớn, lúc nào chị và cậu Út cũng phải làm việc nhà. Còn cô em giữa chỉ mỗi việc đi học. Ngay cả khi ba chị em có bất hoà, cãi cọ thì cha mẹ luôn bắt chị phải nhường em kế, hoặc bắt cậu em út phải xin lỗi chị Ba… Lúc lập gia đình, chỉ mỗi cô em giữa được cha mẹ cho vốn mua nhà.

Ở tuổi 44, vẫn chưa lấy chồng, cô Trần Thị Thuỳ Linh, ngụ ở quận 8, hàng ngày nghe cha mẹ đã ngoài 70 tuổi gửi gắm: “Nay mai cha mẹ có theo ông bà, con nhớ quan tâm mà lo lắng cho em thì cha mẹ mới an lòng”. Cô Linh thương cha mẹ, nhưng luôn cảm thấy tủi thân mình, bởi em trai cô nay đã 42 tuổi, có vợ và ba con, cả gia đình em vẫn ở chung với cô và cha mẹ. Em cô làm công ty nhà nước, tổng thu nhập mỗi tháng chỉ khoảng 5 triệu đồng, lại có tật mê nhậu nên hầu như tiền lương chỉ xài cho bản thân mà không dư đồng nào. Em dâu sức khoẻ kém nên sau khi sanh em bé thì nghỉ làm ở nhà coi con. Tất cả chi phí cho đại gia đình với đủ các khoản lên 15 triệu đồng/tháng đều đổ dồn lên vai cô Linh. Vừa lo kiếm tiền, cô Linh phải lo cả việc nội trợ, chăm sóc trẻ em, người già… Cô bảo: “Chị em tôi cách nhau có hai tuổi, vậy mà cho đến giờ trong mắt cha mẹ tôi thì em tôi vẫn là đứa trẻ cần sự bảo bọc, còn tôi tuy là phận nữ nhưng được coi là đảm đang tháo vát nên phải chịu trách nhiệm lo cho em. Cha mẹ tôi nói rằng bao nhiêu cái khôn trong nhà tôi là chị đã lấy trước, nên giờ phải có trách nhiệm lo cho em”. Chị Linh càng buồn hơn, khi di chúc của cha mẹ để căn nhà lại cho em trai, còn chị Linh chỉ là người “giám hộ”, tức trong điều khoản di chúc có ghi rõ khi em trai muốn bán nhà phải có sự đồng ý của chị Linh.

Thế nào là thấu tình đạt lý

Công bằng, theo cách hiểu của anh con trai trưởng ông Trần, là cha mẹ cho con cái thứ gì thì phải chia đều và bằng nhau; trên cơ sở đó trách nhiệm và nghĩa vụ của con cái với cha mẹ thể hiện ở sự quan tâm, đóng góp cũng phải bằng nhau. Chẳng hạn như con cái xếp lịch luân phiên về thăm cha mẹ, chia đều nhau các khoản đóng góp chăm sóc sức khoẻ…

Theo chị Vinh, chính sự phân xử “không công bằng” trong việc cha mẹ dành hết tài sản cho cô Ba, đã làm chị và cậu em út bị tổn thương. Chính vì vậy, mà sau này khi cha mẹ về già, sự ân cần hỏi han, chu đáo chăm sóc của hai chị em có phần xao lãng.

Trong khi đó, các bậc cha mẹ lại có những lý lẽ riêng của mình. Vợ ông Trần đã kể: “Chồng tôi thương cô con gái út hơn, vì ngay khi sinh ra cha mẹ tất bật lo làm ăn kinh tế nên con Út không được chăm bẵm nhiều, sức khoẻ lại kém nên hay ốm đau. Khi lớn lên, từ con trưởng đến các con thứ đều làm ăn giỏi, giàu sang sung túc, còn cô Út lại yếu đuối nên chồng tôi mới chia cho phần của cải nhiều hơn một chút để con có thể sống sung túc cho bằng với các anh em trong nhà”.

Lý giải về việc cứ chăm bẵm cho cậu em quá nhiều, dành hết phần còn lại cho con trai, cha mẹ cô Linh từng nói với bạn bè: “Con gái lớn rất thông minh, tháo vát nên yên tâm quăng đi đâu cũng sống được, còn em nó từ suy nghĩ đến hành động đều thiếu chín chắn, nên lúc nào cũng phải lo cho nó nhiều hơn”.

Xuất phát từ tâm lý, mà cũng là suy nghĩ khá phổ biến của các bậc cha mẹ là đứa con nào yếu kém, thì quan tâm nhiều, thương nhiều và để dành cho nó nhiều hơn. Do vậy, đứng từ phía những người con thì đó là cách biểu hiện của “thiếu công bằng”, còn đứng ở góc độ tình thương cha mẹ thì đó là sự bù đắp, lo lắng, và sẻ chia với đứa con “chưa hoàn hảo” của họ. Ông Huy, một nhà kinh doanh nay đã gần 60 tuổi mới thấu hiểu cái gọi là “tình thương công bằng”. Vậy nên ngay khi con cái có gia đình, ông đều chia cho khoản vốn ban đầu bằng nhau. Ông chọn cách bù đắp cho đứa con kém thông minh, kém giỏi bằng cách gửi một số vốn riêng cho đứa con gái đầu kinh doanh giỏi nhất nhà – gọi là quỹ để dành của ông bà. Theo đó, khoản lợi nhuận hàng năm dành vào cúng giỗ, chăm lo mồ mả, thăm hỏi họ hàng, và bù đắp cho em nếu đứa em gặp khó khăn dưới hình thức cho vay không lãi, nếu vẫn còn dư thì cứ tích luỹ dần, để khi các cháu lớn lên sẽ trích từ đó ra các khoản trợ cấp học bổng cho các cháu vay để đi du học.

Ông bà Xuân ở quận Tân Bình, biết rõ trong bốn người con chỉ có ba người có thể tự lập tốt, còn một người con giữa cứ ốm đau bệnh tật liên miên, nhưng vẫn để di chúc chia đều tất cả tài sản cho các con. Trong mỗi dịp họp mặt gia đình, ông bà đều thể hiện lòng mong mỏi con cái luôn thương yêu nhau, dặn dò con trưởng chú ý bảo ban các em. Chính vì vậy mà cả ba người con thành đạt vẫn luôn cưu mang và tạo cơ hội cho người con yếu đuối về công việc, xây dựng gia đình, mua nhà cửa…

Thế nhưng, đâu phải bậc cha mẹ nào cũng có đủ khả năng, đủ khéo léo để phân xử như ông Huy, ông Xuân. Mà cách phân xử đó cũng chưa chắc công bằng khi những người con trong gia đình không hoà thuận êm ấm với nhau.

Có lẽ, sự công bằng của cha mẹ chỉ có thể được những người con cảm nhận đầy đủ khi họ vượt qua được sự ích kỷ của chính mình, đặt mình vào vai trò của người cha, người mẹ mà nhìn nhận sự việc một cách thấu tình đạt lý hơn.

Chữ ký của thànhviên


Thương ít thương nhiều

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Hội Quán 24h
Trả lời nhanh
* Không sử dụng ngôn ngữ thiếu văn hoá
* Bài viết sưu tầm nên ghi rõ nguồn.
* Tránh spam nhảm những chủ đề không liên quan.
* Yêu cầu viết tiếng Việt có dấu trên toàn bộ diễn đàn.
Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Hội Quán 24h :: Từ Trái Tim Đến Trái Tim :: Scandal - Sự Kiện - Bàn Luận-

Bài viết mới cùng chuyên mục

Bài viết liên quan


{$footer}
Đầu trang
Giữa trang
Cuối trang
[/
Múi giờ GMT + 7. Hôm nay: Thu May 09, 2024 12:40 pm

Flowers and Butterflies Skin
Powered by vBulletin, Version 3.8.6
Copyright ©2011-2022, * Diễn Đàn Hội Quán 24h *
Converted to Forumotion by lang.tu_07@yahoo.com.vn.